Skip to main content

Vụ bắt cóc cướp 35 tỷ đồng ‘tiền điện tử’: Thủ phạm có thể chịu án tù chung thân

Vụ cướp tài sản vì chơi bitcoin: Bị cáo xin hoãn xử phúc thẩm vì sợ... virus Corona, tòa yêu cầu bắt tạm giam

Theo luật sư Đạt Nguyễn, những vụ án liên quan đến tiền điện tử khá mới mẻ ở Việt Nam, nhưng trong tương lai có thể phát sinh thêm nhiều vụ.

Liên quan đến vụ bắt cóc, cưỡng đoạt 35 tỷ đồng “tiền điện tử” trên cao tốc Long Thành – Dầu Giây vào ngày 18/5, lực lượng chức năng đã bắt giữ 7 người liên quan gồm: Hồ Ngọc Tài (31 tuổi), Trần Ngọc Hoàng (37 tuổi, cùng quê Đà Nẵng), Mai Xuân Phốt (28 tuổi, quê Quảng Nam), Nguyễn Văn Đức (24 tuổi, quê Đắk Lắk), Trương Chí Hải (31 tuổi), Trịnh Tuấn Anh (35 tuổi) và Bùi Quang Chung (24 tuổi, cùng ở TP.HCM).

7 nghi phạm liên quan vụ cướp 35 tỷ đồng trên cao tốc TP.HCM - Dầu Giây.
7 nghi phạm liên quan vụ cướp 35 tỷ đồng trên cao tốc TP.HCM – Dầu Giây.

Nạn nhân trong vụ án là anh K. – một doanh nhân có tham gia lĩnh vực “tiền điện tử”.

Nhóm thủ phạm khai nhận cũng chơi “tiền điện tử” nhưng bị thua lỗ. Cho rằng anh K. là tác nhân gây thất bại nên nhóm này đã lên kế hoạch bắt cóc bằng cách dàn dựng hiện trường tông xe. Khi anh K. xuống giải quyết thì nhóm thủ phạm bắt nạn nhân và gia đình lên xe của chúng.

Trong quá trình di chuyển, chúng đánh đập và dọa bơm kim tiêm có HIV vào anh K. và vợ con. Lo sợ cho tính mạng của gia đình, anh K. phải chuyển số tiền điện tử trị giá 35 tỷ đồng vào tài khoản của chúng. Nhóm này còn yêu cầu anh K. gọi cho người nhà chuyển 9 triệu USD. Trong lúc gọi, anh K cố tình kêu “đừng đánh nữa” nên người nhà sinh nghi và trình báo cho công an.

Phải mất gần một tháng, các lực lượng chức năng mới truy bắt thành công nhóm tội phạm.

Theo luật sư Đạt Nguyễn (Đoàn luật sư TP Hà Nội) nhận định, là một vụ án hiếm thấy tại Việt Nam, nhóm tội phạm có sự chuẩn bị rất bài bản, chi tiết như trong các bộ phim hành động của Hollywood.

“Tiền điện tử là một hiện tượng mới xuất hiện và tạo được sự thu hút ở Việt Nam vài năm trở lại đây, xung quanh nó cũng đã xuất hiện khá nhiều những vấn đề pháp lý và các vấn đề có liên quan”, luật sư Đạt Nguyễn phân tích.

Luật sư Đạt Nguyễn.
Luật sư Đạt Nguyễn.

Loại tiền điện tử được nhiều người biết tới ở Việt Nam hiện nay là Bitcoin. Người dùng mua loại tiền này trên các sàn giao dịch ảo. Khi giao dịch, tiền điện tử sẽ được mã hóa để chuyển vào tài khoản người dùng, có thể sử dụng các loại ví điện tử được gọi là “ví lạnh” để lưu trữ. “Ví lạnh” có hình thức giống một chiếc USB có màn hình, chuyên để lưu trữ và tiện cho việc chuyển nhượng tiền điện tử. Giá trị của mỗi loại tiền điện tử có thể lên xuống theo từng ngày giống như chứng khoán, theo quy luật cung cầu.

Cũng theo luật sư Đạt Nguyễn, pháp luật hiện hành của Việt Nam không công nhận các loại tiền điện tử là một phương tiện thanh toán, nếu phát hành, cung ứng sử dụng chúng như một phương tiện thanh toán là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, việc sử dụng nó vào các mục đích, giao dịch khác thì không có văn bản quy phạm pháp luật nào hạn chế.

“Nhìn ở góc độ luật dân sự, theo quan điểm cá nhân tôi, đó là một loại tài sản, chính xác hơn là quyền tài sản phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự 2015 “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”, luật sư Đạt Nguyễn phân tích.

Theo đó, quyền tài sản là quyền có thể trị giá được thành tiền, và chuyển giao được trong giao dịch dân sự. Như vụ việc cướp tài sản của đại gia TP.HCM có thể thấy, số tiền điện tử trị giá 35 tỷ được rút và bán ra thị trường thu về tiền mặt.

“Trong tương lai gần, có thể còn phát sinh thêm nhiều vụ việc liên quan đến tiền điện tử”, luật sư lưu ý.

Về khung hình phạt, vị luật sư này nhận định những người liên quan đến hai tội Cướp tài sản (số tiền chiếm đoạt lên đến 35 tỷ đồng đối diện với khung hình phạt tù 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân) và tội Bắt cóc chiếm đoạt tài sản (khung hình phạt tù 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân).

“Bên cạnh đó, có một số tình tiết có dấu hiệu tăng nặng trách nhiệm hình sự có thể được xem xét áp dụng như: phạm tội có tổ chức; phạm tội có tính chất côn đồ… để xác định mức hình phạt”, luật sư Đạt Nguyễn cho biết.

Có thể bạn quan tâm:


Tham gia kênh của chúng tôi để cập nhật tin tức và kiến thức hữu ích nhất tại:

Theo VOV
Biên soạn lại ToiYeuBitcoin

The post Vụ bắt cóc cướp 35 tỷ đồng ‘tiền điện tử’: Thủ phạm có thể chịu án tù chung thân appeared first on Tôi Yêu Bitcoin.

Comments

Popular posts from this blog

Gã khổng lồ bất động sản của Mỹ chấp nhận thanh toán và đầu tư vào Bitcoin

Vài tuần qua quả thật là quãng thời gian tuyệt vời đối với Bitcoin , khi những gã khổng lồ tài chính như Goldman Sachs và Morgan Stanley lên kế hoạch để cho phép khách hàng của họ tiếp xúc với tiền điện tử, cùng những tin tức tích cực khác. Và giờ đây, một tín hiệu chủ đạo nữa đang chỉ ra sự bullish của Bitcoin. Theo tờ L.A Times đưa tin vào ngày 7/4, gã khổng lồ bất động sản Caruso, có trụ sở tại California (Mỹ) đã thông báo rằng họ sẽ chấp nhận thanh toán tiền thuê nhà bằng Bitcoin và phân bổ một phần tiền mặt dữ trữ vào BTC. Theo đó, để làm được điều này, Caruso đã hợp tác với sàn giao dịch tiền điện tử Gemini. Rick Caruso, Giám đốc điều hành của Caruso đã thể hiện sự quan tâm đối với Bitcoin, nói rằng BTC là một tài sản phòng hộ tốt, thứ đã được chứng minh là một khoản đầu tư tốt đối với công ty của ông. Ông tiếp tục cho tiết thêm, mặc dù khách hàng thuê nhà của công ty không yêu cầu thanh toán bằng Bitcoin, nhưng động thái này là điều mà ông muốn làm khi tiền điện tử đang trở

Tại sao Tether lại phát triển nhanh hơn Bitcoin và Ethereum?

Blog Tiền Ảo Tại sao Tether lại phát triển nhanh hơn Bitcoin và Ethereum? Trước sự ngạc nhiên của hầu hết mọi người, loại tiền kỹ thuật số có vốn hóa thị trường tăng nhanh nhất trong năm nay là Tether (USDT) chứ không phải Bitcoin hay Ethereum. Vào năm 2020, tổng giá trị thị trường của các loại tiền kỹ thuật số đã tăng 106.74%, theo CoinMarketCap. Trong số năm loại tiền kỹ thuật số hàng đầu theo vốn hóa thị trường thì Tether là tài sản có mức tăng trưởng mạnh nhất. Tốc độ tăng trưởng từ đầu năm đến nay (YTD) của chúng là gần 300%, khiến USDT trở thành đồng tiền điện tử lớn thứ ba thế giới, với mức vốn hóa hơn 16 tỷ USD. Có thể nói Tether đang điều hành một “doanh nghiệp ổn định” trong một thị trường không ổn định. Nhu cầu mạnh mẽ đến từ sàn giao dịch phái sinh và các thị trường mới nổi Tether (USDT) là một loại tiền kỹ thuật số được chốt với đồng đô la Mỹ. Chúng được tạo bởi Bitfinex với mục đích nhằm để ổn định tỷ giá hối đoái trong các giao dịch tiền điện tử. Kể từ khi ra đờ

Chủ tịch CFTC nhắc lại niềm tin hợp đồng tương lai Ether sẽ được ra mắt

Heath Tarbert – Chủ tịch Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC), đã bình luận hôm thứ Năm rằng các hợp đồng tương lai Ether ( ETH ) có thể sẽ xuất hiện trên thị trường tiền điện tử trong thời gian tới. “Chúng tôi đã thấy hợp đồng tương lai Bitcoin, cả thanh toán bằng tiền mặt cũng như chuyển giao vật lý. Tôi đoán là chúng ta cũng sẽ thấy tương lai Ether,” Tarbert nói với Bloomberg trong một cuộc phỏng vấn vào thứ Năm. Vị chủ tịch lần đầu tiên thảo luận về hợp đồng tương lai Ethereum vào tháng 10 năm ngoái, khi đó ông nói rằng ông “tin chắc” hợp đồng tương lai gắn liền với Ether sẽ được giao dịch trong 6 đến 12 tháng tới. Tarbert cho biết thêm trong buổi phỏng vấn hôm thứ Năm rằng ông muốn Hoa Kỳ “dẫn đầu” trong sự tiến bộ của công nghệ blockchain và tài sản kỹ thuật số. “Tôi muốn khuyến khích sự đổi mới và điều đó thật thú vị bởi vì hàng hóa là thứ chúng tôi điều tiết, đặc biệt là các sản phẩm phái sinh dựa trên hàng hóa,” ông nhận xét. Tarbert nhắc lại rằng Bitcoin và Ethe